Đặc trưng Khăn_vấn

Khăn vấn là một vuông vải dày, quấn nhiều vòng quanh đầu, không phân biệt giới tính cũng như tuổi tác người xử dụng. Cứ theo các sắc lệnh của triều Nguyễn được chép trong Đại Nam thực lục, ban sơ người An Nam vẫn trung thành với lối vấn khăn kiểu Champa - mà hoàn toàn có thể truy đến tập quán của cộng đồng Hồi giáo Champa, nhưng dần dà được cách tân cho phù hợp với mỗi thời và mỗi đẳng cấp xã hội. Thậm chí, từ thế kỷ XX còn xuất hiện thêm các kiểu giả khăn vấn bằng chất liệu gỗ, nhựa, kim loại... tuy nhiên thói quen này thường bị báo giới chê là lố lăng.

Có rất nhiều dạng khăn vấn, nhưng căn bản được phân theo 3 kiểu :

  • Khăn lương : Chỉ dành cho nam giới và có tính tiện dụng. Vuông vải mỏng dày tùy nghi để cố định búi tóc. Vòng nhất và vòng nhì thường xếp trên trán thành hình chữ Nhân (人) hay Nhất (一). Chữ Nhất là thẳng một nếp ngang trên trán, còn chữ Nhân là hai nếp chéo nhau với nếp trái đè lên trên nếp phải. Khăn được quấn bảy vòng chừa rõ bảy nếp đều đặn trên trán. Lối vấn khăn này mượn ý kinh điển Nho gia là lấy nhân làm gốc, còn chữ Nhất trích ở Luận ngữ "Thầy dạy : [Tăng] Sâm ơi, đạo ta chỉ một mà bao quát đấy" (子曰: 參乎, 吾道一以貫之 / Tử viết : Sâm hồ, ngô đạo nhất di quán chi). Cho nên, cả quân vương và sĩ quân tử đều ưa để nhằm tỏ lòng tôn kính cương thường. Lối vấn này hay dùng lụa và nhiễu là những vải thượng hạng, ngoại trừ màu vàng (thuộc đặc quyền hoàng đế), mọi màu khác được phép.
  • Khăn đầu rìu : Lối vấn giản tiện nhất, thường là vuông vải thô mỏng màu nâu quấn quanh đầu rồi thắt nút ở trán hay lệch bên thái dương, hai đầu khăn nhô ra như cái rìu để dễ rút ra thấm bồ hôi. Khăn có công dụng thấm bồ hôi chảy xuống mặt khi lao động, kiểu này không phân biệt giới tính cũng chính vì sự hữu ích trong sinh hoạt thường nhật.
  • (hoặc đôi khi khăn lươn) : Chỉ dành cho đàn bà từ sông Gianh ra Bắc, cũng có tính cách tiện dụng. Vuông vải không quá dài, độn suốt chiều dài tóc, quấn một vòng quanh đầu để giữ tóc được gọn, có thể độn thêm tóc giả cho dày hơn để làm đỏm. Các thiếu nữ khi đi hội còn ưa để tóc đuôi gà (phần đuôi thò ra ngoài khăn như lông đuôi gà trống) cho tăng phần duyên dáng. Ngoại trừ màu vàng (cho người hoàng phái) và hồng (cho con hátgái đĩ), các màu khác đều phổ biến.
  • Mũ mấn[2] (hoặc khăn vành dây) : Có tính cách trang trọng và thuận với các dịp lễ tiết. Tấm vải rất dài và dày được quấn nhiều vòng quanh đầu như hình phễu ; chỉ gồm các màu vàng (cho hoàng đếhoàng hậu), đen, nâu, tím, đỏ (cho người già vào dịp chúc phúc, mừng thọ), thiên thanh (cho cô dâu, chú rể), trắng (cho đồng cốt hoặc người tang trở).

Ngoài ra, theo luật triều Nguyễn, khăn vấn quá ngắn và mỏng bị cấm, nhưng quá dài và dày cũng bị chê là xấu. Vì thế, việc vấn khăn sao cho gọn và đẹp được coi là xu hướng chung để xét đoán phẩm cách mỗi người.

  • Nghĩa binh Ba Biểu đội khăn xếp chữ Nhân bảy nếp.
  • Hoàng đế Nguyễn Hoằng Tôn đội khăn lượt chữ Nhất bảy nếp.
  • Nam Phương hoàng hậu đội khăn vành dây trong hôn lễ.
(Phụ nữ) nuôi tóc dài và vấn khăn. Khăn vấn tóc là một miếng vải dài khoảng 80cm, rộng chừng 15cm-20cm, màu đen, màu nâu hoặc màu tím tam giang. Để vấn tóc được tròn và chặt, người ta phải độn thêm vào tóc một cái độn tóc (bằng vải nhồi bông), trông hình như con rắn (dài khoảng 50cm). Ở phía đầu độn có một sợi dây nhỏ dài bằng thân độn. Khi vấn khăn, trước hết rẽ đường ngôi (giữa), dồn tóc sang cả bên phải (hoặc sang bên trái tùy theo sự thuận tay của mỗi người). Đặt độn tóc vào giữa mớ tóc làm cốt, dùng sợi dây cuốn nhiều vòng ra ngoài tóc cho chặt. Lấy khăn vấn bọc tóc lại và cắm một chiếc đanh ghim (hoặc dùng dây buộc vòng) ở đầu khăn để giữ cho khăn khỏi tuột. Dùng tay lần lần vấn, vuốt xuôi cho tròn đều và chặt đến hết chiều dài của khăn. Đặt vành khăn từ trước ra sau đầu một vòng, phần còn lại luồn xuống dưới đoạn đầu khăn, vắt lên ngang đầu sang bên trái. Có lối vắt phần còn lại lên trên đầu khăn rồi kéo chéo qua đầu vắt xuống vành khăn phía bên kia. Nếu tóc dài thì đuôi tóc bao giờ cũng dài hơn khăn, sẽ rủ xuống cạnh tai trái người phụ nữ, gọi là tóc đuôi gà. Tóc đuôi gà là một lối trang điểm được ưa chuộng thời đó. Do vậy đã có bài ca "Mười thương" :Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.

Về mùa rét, phụ nữ miền Bắc và Bắc Trung Bộ còn chít trên đầu một chiếc khăn vuông màu thâm (thường gọi là khăn vuông hoặc khăn thâm). Đó là một miếng vải vuông mỗi cạnh từ 70cm đến 80cm. Khi chít, gập chéo khăn lại thành hình tam giác, đặt ngang trên đỉnh đầu, hai góc khăn buộc vào dưới cằm, tai được trùm kín. Cũng có kiểu đặt mép khăn xuống gần trán, kéo hai bên khăn về hai phía cho thành một hình mỏ quạ ở giữa rồi buộc hai đầu khăn xuống dưới cằm hoặc quặt đầu khăn buộc ra sau gáy, gọi là chít khăn mỏ quạ. Trường hợp này mép khăn vuông trùm sát vành khăn vấn ở trong làm nổi hình tròn lẳn của vành khăn. Nhiều cô gái, trong mùa nắng to, đã dùng lối đội khăn này nhưng trùm thấp mép khăn vuông xuống đến lông mày, quặt chéo hai đuôi khăn che kín mặt, buộc ra sau gáy, chỉ còn để hở hai con mắt, với mục đích che nắng cho khỏi rám làn da trắng mịn.

— Đoàn Thị Tình[3]